Mất răng cửa không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến chức năng nhai và sức khỏe răng miệng. Vậy mất răng cửa có sao không và làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả?
Răng cửa có vai trò như thế nào?
Trước khi đi tìm nguyên nhân và hướng xử lý của tình trạng mất răng cửa, bạn cần hiểu vai trò của răng cửa. Răng cửa có các chức năng cơ bản gồm: nhai, thẩm mỹ và phát âm.
Chức năng ăn nhai: Nhai là một chức năng nhiệm vụ quan trọng, giúp cho quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non dễ dàng hơn. Trong đó chức năng chính của răng cửa là cắn cũng như chia cắt nhỏ thức ăn thành từng mảnh. Từ đó quá trình nhai, nghiền thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa là các răng nằm ở phía trước của hàm răng và sẽ lộ ra khi bạn cười nói. Vì vậy dễ dàng thấy nó có ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Người khác rất dễ phát hiện các vấn đề ở răng cửa khiến bạn cảm thấy e ngại khi gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
Chức năng phát âm: Theo nhiều chuyên gia đầu ngành, khả năng phát âm của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào sự tồn tại của các răng cửa. Nếu một người bị mất 2 răng cửa hoặc mất 4 răng cửa có thể làm cho họ không thể phát âm tròn, rõ ràng.
Nguyên nhân gây mất răng cửa thường gặp?
Điểm qua về nguyên nhân gây mất răng cửa có rất nhiều, thế nhưng 3 nguyên nhân dưới đây thường gặp nhất:
Va chạm: Răng có thể bị tổn thương do tai nạn giao thông (chiếm 60 – 70%). Ngoài ra cũng do bị ngã, va đập, bị đánh vào vùng hàm mặt hoặc có thể do tai nạn lao động. Tất cả những trường hợp lực tác động mạnh vào vùng hàm trên cơ mặt đều có thể gây ra tình trạng mất răng cửa.
Nền răng yếu: Nền răng yếu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Lúc này, răng cửa không bị va đập mạnh chỉ cần 1 tổn thương nhỏ, có thể do ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,... cũng dễ bị lung lay hay mất hoàn toàn.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng: Thói quen vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công men răng. Từ đó phá vỡ cấu trúc men răng bảo vệ bên ngoài, hình thành mảng bám và cao răng. Lâu dần chúng gây viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, nghiêm trọng nhất có thể làm mất răng cửa.
Mất răng cửa có sao không?
Điều này gây ra những cản trở cho bạn trong sinh hoạt, giao tiếp cũng như công việc. Ngoài ra, nếu tình trạng mất răng diễn ra lâu ngày, không được xử lý kịp thời có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như:
Xáo trộn khớp cắn: Các răng trên hàm thường có xu hướng di chuyển “domino” vào khoảng trống ở vùng răng đã mất. Vì vậy, mất răng cửa lâu ngày sẽ dẫn đến răng bị lệch lạc, các răng trôi vào khoảng mất răng, từ đó cản trở khớp cắn. Lúc này, răng đối diện sẽ bị mọc dài ra vào khoảng trống răng đã mất, từ đó tạo ra khuynh hướng nhai một bên.
Tiêu xương: Sau khi mất răng, xương cung hàm vì thế sẽ bị tiêu biến dần. Mất càng nhiều răng và thời gian mất càng lâu thì phần xương hàm bị tiêu càng nhiều hơn. Điều này khiến việc nâng đỡ mô nướu và mô mềm của cơ mặt gặp nhiều khó khăn, phần răng mất bị lõm vào gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng móm và lão hóa sớm.
Như vậy có thể thấy rằng, mất răng cửa tiềm ẩn nhiều mối lo nghiêm trọng. Vì vậy cách xử lý sao cho hiệu quả, an toàn được rất nhiều người quan tâm. So với trồng răng cửa tháo lắp, trồng răng cửa cố định có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Chính vì thế, nếu không may mất răng cửa đây luôn là giải pháp được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Hiện nay, có hai phương pháp trồng răng cửa cố định được đánh giá cao nhất, đó là trồng răng cửa với cầu răng sứ và trồng răng bằng cấy ghép Implant.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-co-phai-la-nguyen-nhan-gay-tut-loi-chan-rang/