Với các chị em, để có được vòng 1 căng tràn nhiều người đã nung nấu mong muốn nâng ngực. Thế nhưng xoay quanh vấn đề làm ngực thì có biết bao câu hỏi đặt ra: về giá cả, về việc nên hay không nên, về quá trình trong và sau khi nâng ngực. Để giải đáp những thắc mắc đó, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn bộ về phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.
1. Phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực là
gì?
Trước khi tìm hiểu sâu
về quy trình nâng ngực hay các ưu – nhược điểm của việc nâng ngực. Thì bạn cần
nắm được khái niệm phẫu thuật nâng ngực.
Nâng ngực là một phương
pháp hữu hiệu nhất để cải thiện vòng 1 với kích thước hơn. Bằng sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, những kỹ thuật nâng ngực công nghệ mới nhất đã ra đời.
Hình dung nôm na là bác
sĩ sẽ thực hiện nâng ngực bằng cách rạch một đường nách/ quầng vú/ nếp dưới vú.
Sau đó sẽ tạo thành một khoang ngực. Và rồi đặt túi ngực vào bên trong.
Đối tượng được nâng ngực
chỉ định: là những người có vòng 1 nhỏ hoặc bằng phẳng; những người có vòng 1
không đều, bên nhỏ, bên to; hoặc là những người có vòng 1 chảy xệ do lão hóa.
Chính vì vòng 1 không
được như mong muốn khiến nhiều người mất tự tin. Đáp ứng nhu cầu làm đẹp, thỏa
mãn nhu cầu được đẹp… nâng ngực đã ra đời và được nhiều người áp dụng.
2. Tạo hình vòng 1 bằng chất liệu
gì?
Nói chung, tất cả các
chất liệu tạo hình vòng 1 đều được bọc bằng túi silicon bên ngoài. Nhưng chất
liệu bên trong nó mới là thứ quyết định sự khác biệt.
Vậy để tạo hình vòng 1
thì phẫu thuật nâng ngực hiện nay sử dụng những chất liệu gì? Dưới đây là 3 chất
liệu tạo hình vòng 1 được phổ biến sử dụng hiện nay.
2.1. Túi gel silicon
Silicone là chất gì?
Túi dịch là gì? Đây là một loại polymer của dimethylsiloxane. Loại này có trong
tự nhiên.
Chất silicone được tìm
thấy ở trong ống tiêm, van tim, trong thuốc và nhiều loại thiết bị được cấy
ghép vào cơ thể khác.
Từ khi mới ra đời, silicone được sử dụng phổ biến. Nhưng đến những năm 1990, về mức độ an toàn thì silicone được xếp vào loại đáng báo động.
(Xem thêm: phòng khám nhi đồng)
Chính vì thế, người ta
mới tìm một vật liệu khác để thay thế silicone. Song, vào khoảng những năm 2000
thì silicone lại trở lại thị trường phẫu thuật.
Với công nghệ hiện đại
thì silicone dần phổ biến trong các cuộc phẫu thuật làm ngực. Nhất là ở châu Âu
và được FDA của Mỹ chấp thuận cho phép sử dụng.
2.2. Túi nước biển
Khi những báo cáo về sự
nghiêm trọng của việc hình thành bao xơ khi dùng túi silicon vào những năm 1990
xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Thì con người đã tìm tới một chất liệu
mới hy vọng sẽ an toàn hơn khi ứng dụng vào phẫu thuật nâng ngực.
Và rồi túi nước biển ra
đời và thay thế cho túi gel silicone. Túi nước biển cũng thịnh hành một thời.
Tuy nhiên, nó cũng xuất
hiện những dấu hiệu rò rỉ. Rõ thấy nhất là ở bề mặt ngực với đặc trưng như sóng và gợn sóng.
2.3. Nâng ngực tự thân
Không dừng lại ở đó, để
khắc phục những hạn chế của túi nâng ngực nước biển cũng như gel silicone. Công
nghệ nâng ngực với chất liệu mô tự thân đã ra đời.
Mô tự thân được mô tả
là có thể khắc phục được những hạn chế: nguy cơ xẹp túi, bao xơ co thắt, nhiễm
trùng, phòi implant…
Tuy nhiên, một hạn chế
không thể phủ nhận của nâng ngực tự thân là các biến chứng nơi cho vạt và sẹo dễ
xảy ra. Khả năng phục hội cũng không nhanh chóng.
Chính vì lẽ đó là nâng
ngực tự thân hiện nay cũng chưa thực sự phổ biến. Hiện nay, nâng ngực người ta
chủ yếu vẫn áp dụng hai vật liệu là silicon hoặc túi nước biển.
Vậy túi nước biển và silicon thì
khác nhau ở điểm nào?
2.4. So sánh 2 chất liệu silicon và
túi nước biển nâng ngực
Mỗi loại chất liệu đều
có ưu và nhược điểm riêng. Chính vì thế không ít người thắc mắc là nên sử dụng
túi nước biển hay gel silicon để nâng ngực. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có
thể so sánh hai chất liệu này và lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình:
Thứ
nhất, về độ thẩm mỹ
Nhìn chung thì cả túi
nước biển hay gel silicon đều giúp vòng 1 của bạn căng tròn hơn. Thế nhưng so
sánh về độ thẩm mỹ của hai chất liệu này thì gel silicon lại có một điểm cộng.
Túi gel silicon không
khiến người dùng có cảm giác gợn sóng. Vòng 1 của người sử dụng túi nước biển
có nguy cơ bị xẹp, xì, có nếp nhăn và kém tự nhiên hơn.
Như thế, nhiều người đã
chọn gel silicon thay vì túi nước biển bởi độ tự nhiên, giá trị thẩm mỹ cao hơn
nhiều.
Thứ
hai, về độ an toàn
Cả gel silicon và túi
nước biển đều được FDA công nhận và cấp phép sử dụng trong phẫu thuật nâng ngực.
Thế nhưng những vấn đề xoay quanh đến bao xơ lại khiến gel silicon giữ một điểm
trừ.
Chất liệu gel silicon
này từ năm 1990 đã bộc phát những dấu hiệu bao xơ nghiêm trọng. Chính vì thế
túi nước biển mới ra đời để thay thế, đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe người
dùng hơn.
Đến nay, khi khoa học
công nghệ phát triển, gel silicon vẫn ẩn chứa nhiều biến chứng bao xơ. Do đó mà
những người đặt sự an toàn lên hàng đầu sẽ chọn sử dụng vật liệu túi nước biển.
Thứ
ba, giá cả
Xoay quanh vấn đề nâng
ngực thì không ít người chung thắc mắc: Phẫu thuật nâng ngực giá bao nhiêu? Đặt
túi nước biển bao nhiêu tiền? Hay đặt túi ngực silicon bao nhiêu tiền?
Theo giá cả chung của
thị trường hiện nay thì một ca phẫu thuật nâng ngực sẽ giá sẽ phụ thuộc vào: từng
dạng nâng ngực khác nhau; hoặc từng loại chất liệu dùng để nâng ngực khác nhau:
Phương pháp nâng ngực:
- Nội soi: từ 15.000.000 – 120.000.000 đồng
- Tự thân: 70.000.000 đồng
- Nano Fat: 120.000.000
đồng
- Nâng ngực chảy xệ: từ
70.000.000 – 120.000.000 đồng
Chất liệu nâng ngực:
Giá nâng ngực của túi
silicon sẽ đắt hơn 1000 – 2000 USD so với giá của túi nước biển. Do đó khi thực
hiện nâng ngực thì nhiều người cũng cần quan tâm về ngân sách đầu tư.
3. Quy trình thực hiện phẫu thuật
nâng ngực
Tìm hiểu về phẫu thuật
nâng ngực thì không thể bỏ qua quy trình thực hiện nó. Cụ thể thì một quy trình
phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực sẽ trải qua 5 bước sau:
Bước
1:
Thăm khám tại cơ sở phẫu thuật và nhận sự tư vấn
Đầu tiên, khách hàng phải
chọn được cơ sở phẫu thuật uy tín để đến khám vòng 1 của mình. Bác sĩ sẽ kiểm
tra về tình trạng vòng 1 hiện nay của bạn: về mức độ da dư, về kích thước vòng
1.
Sau đó thì tư vấn cho bạn
phương pháp thực hiện, chất liệu phù hợp cũng như kích thước, vị trí đặt vòng 1
sao cho đẹp nhất.
Bước
2:
Xét nghiệm tổng quát
Đây là một bước cực kỳ
quan trọng trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ. Sức khỏe của bạn sẽ được kiểm
tra chi tiết, đầy đủ.
Từ khâu xét nghiệm máu,
kiểm tra tim mạch. thử phản ứng thuốc, huyết áp có ổn định… Nếu khách hàng đủ
điều kiện phẫu thuật mới tiến hành nâng ngực cho khách hàng.
Bước
3:
Gây mê
Phẫu thuật nâng ngực để
mang lại cảm giác thoải mái, an toàn, không quá đau cho khách hàng. Thì các bác
sĩ sẽ sử dụng thuốc gây mê trong thời gian thực hiện phẫu thuật nâng ngực.
Bước
4:
Tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực
Bác sĩ sẽ dùng dao rạch
một đường nhỏ tại các vị trí đã xác định như: một đường nách/ quầng vú/ nếp dưới
vú. Sau đó thì đưa thiết bị nội soi vào khoang vòng 1 bóc tách nó ra.
Tiếp theo đưa túi ngực
đã được chọn lựa vào bên trong khoang vòng 1. Quá trình này rất cần sự tinh tế
để đưa vào một cách an toàn, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh.
Cuối cùng thì khâu vết
cắt lại để có vòng 1 như ý mà không gây cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Bước
5:
Chăm sóc hậu phẫu
Sau khi phẫu thuật thẩm
mỹ vòng 1 xong thì chăm sóc cũng là một khâu cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ, y
tá sẽ đưa bạn vào để kiểm tra, theo dõi với máy móc hỗ trợ.
Để phục hồi sức khỏe
nhanh chóng và đảm bảo an toàn hậu phẫu. Thì bạn cần tuân theo những chỉ định,
tư vấn của bác sĩ.
4. Phẫu thuật nâng ngực liệu có đau
lắm không?
Phẫu thuật nâng ngực có
đau không là câu hỏi thường thấy của nhiều người trước khi bước vào hành trình
làm đẹp. Theo các bác sĩ thẩm mỹ nâng ngực thì đau nhức là một cảm giác vô cùng
bình thường trong và sau khi làm ngực.
Thế nhưng đã muốn được
đẹp thì phải chấp nhận đau. Đây cũng là tâm lý bắt buộc phải chuẩn bị trước khi
làm ngực.
Vậy cơn đau nó sẽ như
thế nào? Cơn đau khi làm ngực sẽ kéo dài trong bao lâu?
4.1. Trong khi tiến hành quá trình
làm ngực
Như trong quá trình thực
hiện phẫu thuật nâng ngực, ở bước 3 có nhắc đến công đoạn gây mê. Gây mê vô cảm
là một cách đảm bảo an toàn khi làm, tránh gây cảm giác quá đau đớn cho bệnh
nhân. Từ đó giúp cho cuộc phẫu thuật diễn ra trơn tru, nhanh chóng hơn.
Do đó, bạn hoàn toàn
yên tâm rằng trong lúc làm ngực không hề đau đớn. Và bạn có thể thực hiện cuộc
phẫu thuật mà không xảy ra bất cứ vấn đề trục trặc nào.
4.2. Sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực
Cảm giác đau đớn mà các
bác sĩ nhắc đến chính là cảm giác trong thời gian hậu phẫu. Lúc này cũng là lúc
thuốc mê ngừng phát huy tác dụng, hết thời gian gây mê.
Bệnh nhân lúc này đã được
chuyển xuống phòng hậu phẫu và được chăm sóc sau phẫu thuật. Cảm giác đau tức bắt
đầu xâm lấn toàn bộ cơ thể và nhất là tập trung vào vùng đã mổ.
Thời gian đau không chỉ
gói gọn trong 1 – 2 ngày mà nó kéo dài đến 1 – 2 tuần. Có người còn đau đến 1
tháng. Trong giai đoạn này, nhiều người không chịu được cảm giác quá đau đớn sẽ
cần đến thuốc giảm đau.
Tùy vào mỗi người chịu
đựng đau khác nhau mà liều lượng thuốc giảm đau sẽ được kê đơn khác nhau. Tuy
nhiên, bạn phải cố gắng chịu đựng thay vì dùng thuốc quá mạnh liều, sẽ không tốt
cho sức khỏe.
Sau 1 – 2 tuần thì cảm
giác đau đớn sẽ dịu dần. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 thì bạn sẽ được cắt chỉ.
Công đoạn cắt chỉ vết mổ cũng cực nhanh chóng và rất hiếm khi xảy ra cảm giác
đau.
5. Có nên phẫu thuật thẩm mỹ nâng
ngực hay không?
Làm đẹp là nhu cầu tự
thân tất yếu của mỗi người phụ nữ. Nhưng làm đẹp như thế nào là đúng cách mới
là câu hỏi quan trọng.
Cũng tương tự như thế,
phẫu thuật nâng ngực để mang đến vẻ đẹp vòng 1. Phẫu thuật nâng vòng 1 để tìm đến
một thân hình hoàn chỉnh, lấy lại tự tin. Đây là nhu cầu vốn dĩ rất bình thường
hiện nay của phái đẹp.
Và chính vì thế mà việc
làm vòng 1 đẹp lên cũng hoàn toàn đúng đắn. Nó không vi phạm pháp luật cũng
không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức.
Bên cạnh đó, việc có một
thân hình cuốn hút cũng là thế mạnh của nhiều người. Giúp họ dễ dàng trong cuộc
sống hơn, chiếm được vị trí cao hơn trong xã hội này.
Nhất là những người có
vòng 1 chảy xệ do lão hóa. Họ không thể luyện tập hay ăn uống để cứu vãn vòng 1
của mình nữa. Thẩm mỹ lúc này là phương pháp tối ưu để cải thiện sắc đẹp, níu
kéo tuổi xuân thành công.
Tuy nhiên, những câu
chuyện như kinh tế, biến chứng lại là vấn đề đáng lưu tâm. Không phải ai cũng
có điều kiện kinh tế đầy đủ để có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật tốn vài chục
triệu. Thậm chí lên tới con số 100 triệu.
Và những sự cố, biến chứng
để lại hậu phẫu cũng đáng được chú trọng. Vậy hậu phẫu nâng ngực có thể để lại
những biến chứng gì?
6. Những biến chứng hậu phẫu nâng
ngực
Sau bất kỳ cuộc phẫu
thuật nào, sẽ có những người mắc phải những biến chứng không mong muốn. Sau quá
trình nâng ngực cũng như thế, có thể gặp những biến chứng hậu phẫu như sau:
6.1. Biến chứng nhẹ hậu phẫu nâng
ngực
Khi phẫu thuật xong,
đau đớn là điều khó tránh khỏi. Nhưng cơn đau nhức kéo dài mới là điều đáng
nói. Đây cũng là một biểu hiện các biến chứng hậu phẫu không thực sự thành
công.
Bởi những cơn đau đó có
thể do sẹo phì đại, nhiễm trùng, do tụ máu hoặc là tụ huyết thanh mà ra. Tụ máu
sau mô chính là biến chứng đầu tiên và kéo theo đó là vô số hệ lụy như: nhiễm
trùng với tỷ lệ cao và khả năng bị bao xơ co thắt cũng rất lớn.
(Xem thêm: Thông cống nghẹt giá rẻ)
Nhiễm trùng có thể làm
mất túi ngực. Do vết thương không liền, túi ngực sẽ phòi ra, bị toát ra. Do đó
phải thực hiện cuộc phẫu thuật lấy bỏ túi ngực ra hay phau thuat lay silicon.
Đặt túi ngực đã đau, lấy
túi ngực lại còn đâu hơn. Các ống dẫn sữa lúc này cũng đổ ra da và gây nhiễm
trùng nặng. Và từ một triệu chứng nhỏ có thể dẫn đến những triệu chứng hậu phẫu
nghiêm trọng hơn.
6.2. Bao xơ co thắt
Bao xơ co thắt là câu
chuyện đã được nhắc đến khi đề cập về túi ngực silicon. Đây được xem là biến chứng
phổ biến nhất sau khi nâng ngực. Bởi nhiều người đề cao tôn chỉ thẩm mỹ nên chọn
túi gel silicon thay vì túi nước biển.
Tuy nhiên, không phải
ai cũng sẽ bị bao xơ co thắt khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.
Trường hợp này phổ biến
nhưng không phải hầu hết và nó vẫn được FDA chấp nhận.
6.3. Rối loạn tự miễn, mô liên kết
và xuất hiện tế bào lạ nguy hiểm hậu phẫu
Trường hợp này là do
công nghệ Biocell tạo nhám to trên vỏ túi implant gây ra. Tuy nhiên nó lại chiếm
một tỷ lệ rất thấp hậu phẫu.
7. Những điều cần lưu ý trước và
sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực
Để có vòng 1 như ý và
an toàn cho sức khỏe của bản thân. Thì những người thực hiện phẫu thuật nâng ngực
cần chú ý đến những điều sau đây:
7.1. Chọn cơ sở nâng ngực uy tín,
chất lượng
Nâng ngực ở đâu? Hiện
nay, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ngành y cũng chạm tới
cột mốc đỉnh cao. Thế nên nhiều bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ, phẫu thuật nâng ngực
ra đời.
(Xem thêm: Thời trang trẻ em)
Tuy nhiên, không phải bất
cứ địa điểm nào cũng uy tín để bạn yên tâm đặt niềm tin. Trước khi tiến hành
quá trình làm đẹp vòng 1 của mình. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về cơ sở nâng
ngực bạn sẽ tin tưởng thực hiện.
Thông qua trang web,
MXH, kinh nghiệm của những người đã làm đẹp nâng ngực… Bạn nên chọn các địa điểm
có:
- Bác sĩ có tiếng
- Công nghệ kỹ thuật
nâng ngực hiện đại
- Bảo hiểm an toàn
- Dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân hậu phẫu có tiếng
7.2. Phẫu thuật nâng ngực bao lâu
được đi xe máy?
Sau khi nâng ngực xong
thì bạn được ở lại bệnh viện 1 – 2 tuần để kiểm soát sức khỏe và ngực sau nâng.
Trong thời gian này bệnh nhân không được phép vận động mạnh.
Chính vì thế, sau khi
nâng ngực xong, việc chạy xe máy là hoàn toàn không thể. Vì nó có thể gây rung
lắc mạnh. Từ đó dẫn đến tổn thương vùng ngực mới mổ, làm vết mổ bị rách, máu chảy,
phục hồi lâu.
Do thế, khi vết thương
phục hồi bạn mới được chạy xe máy. Ít nhất là 2 tuần sau phẫu thuật.
7.3. Sau khi phẫu thuật nâng ngực
có được bóp mạnh không?
Trong thời gian 2 tháng
thì việc bóp mạnh là hoàn toàn không thể. Nhưng sau khoảng thời gian này thì mọi
thứ được đưa vào quỹ đạo thường nhật. Ngực hậu phẫu có thể bóp mạnh mà không xảy
ra bất cứ điều gì. Điều này sẽ giúp giữ lửa hôn nhân mặn nồng.
Trên đây là những thông
tin liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Còn vấn đề nâng mũi bị bao xơ
là gì? sẽ có một bài viết riêng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những
lý do có nên nâng ngực không và những lưu ý hậu nâng ngực.
Nguồn: ThamMyVien.net